Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Chớ·nên làm·nghèo ngôn·ngữ

(Theo tạp·chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 8/2006).
Tác·giả: 
Cao·Chư

Đó là điều ai cũng có·thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực·tế, thì việc·làm·nghèo ngôn·ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh·đạo nọ đến thăm một bà·cụ trên một trăm tuổi, hẳn·là để thấy bà·cụ minh·mẫn đến bực nào, vị lãnh·đạo hỏi: "Cụ ngủ có tốt không?". Bà·cụ trả·lời: "Ngủ sao lại tốt?". Tôi giật·mình vì quả·thật, người·ta chỉ nói "ngủ ngon", chứ không ai nói "ngủ tốt", nếu có hẳn chỉ dành để chỉ… giấc ngủ nghìn thu. Chữ "tốt" có thể hàm nhiều nghĩa, dùng được cho rất nhiều trường·hợp, chữ "ngon" nguyên·nghĩa là cảm·giác về thức·ăn, nhưng quả trường·hợp này không·thể thay chữ "ngon" bằng chữ "tốt" được, nếu không tối·nghĩa hay ngược·nghĩa, thì ít ra cũng làm mất cả sức gợi của nó. Lại khi xem truyền·hình, tôi tự hỏi, sao những người·tường·thuật bóng·đá thỉnh·thoảng lại gọi là “cầu·thủ tốt”, trong khi đúng ra phải gọi là "cầu·thủ hay", hoặc "cầu·thủ giỏi". Tôi nghĩ chắc các vị đã bị “Anh·hoá” bởi từ "good·player", vì trong tiếng Anh, chữ "good" hàm cả nghĩa tốt, hay, giỏi. Trong khi đó, trong tiếng Việt, chữ tốt có thể hàm nghĩa rộng nhưng chủ·yếu nói đến phạm·trù đạo·đức (tốt–xấu hay thiện–ác), nhưng sao không gọi là hay, giỏi, cụ thể và gây ít hiểu nhầm hơn, mà lại phong·phú hơn không?

Từ nguồn·gốc sâu·xa của những năm chính·trị·hoá, hành·chính·hoá mọi thứ, mà ngôn·ngữ tiếng Việt cũng chịu vạ·lây và trở·thành một thói·quen khó bỏ trong cộng·đồng, kể·cả trong giới trí·thức. Không ai phủ·nhận chính·trị, hành·chính chi·phối trực·tiếp hay gián·tiếp đối·với mọi hoạt·động của xã·hội, nhưng xét về mặt ngôn·ngữ, những từ thuộc lĩnh·vực hành·chính hay chính·trị cũng như các thuật·ngữ khoa·học là rất hạn·định, không·thể giúp con·người diễn·tả hết những hiện·tượng muôn·màu của cuộc·sống, nhất là những lĩnh vực rất tinh·tế, trừu·tượng, như tư·duy, tình·cảm con·người. Sẽ thật nhàm·chán nếu ta sơ·đồ·hoá các tình·huống giao·tiếp rồi ở mỗi tình·huống ấy chỉ nói những câu, những từ đã định sẵn. Một câu nói dù hay đến đâu, nếu lặp lại lần thứ hai cũng trở·thành dở.

Trong đời·sống, có những người rất cuốn·hút trong giao·tiếp nhờ họ vận·dụng vốn ngôn·ngữ chính·trị, ngôn·ngữ hành·chính, ta có·thể bắt·gặp rất nhiều cách dùng ngôn·ngữ sinh·động. Chẳng·hạn có·lần chúng·tôi đi xe·khách trên quốc·lộ 19, đường rất tốt, xe chạy rất đằm, rất êm và tốc·độ khá nhanh, một chị đi buôn buột·miệng: “Xa chạy ngọt quá!”. Tôi sững·sờ vì có·lẽ không có từ nào có·thể diễn·tả cái hiện·tượng ấy, cái cảm·giác ấy tốt hơn, gọn hơn. Một·lần tôi đến bok Tôn, một cụ·già người Ba·Na ở huyện Vĩnh·Thanh, tỉnh Bình·Định. Bok Tôn nói tiếng Việt khá sõi. Bok kể trước năm 1945, bok cùng những người·tù chính·trị đấu·tranh chế·độ lao·tù hà·khắc của thực·dân ở nhà·lao Quy·Nhơn. Bọn cai·ngục lạ đàn·áp, tra·tấn, hỏi vì·sao bok đấu·tranh. Bok Tôn đáp·trả: “Vì ông·cai sắt quá!”. "sắt quá", thay·vì "hà·khắc quá", là một cách nói rất hay, rất gợi cảm·giác. Lại một·lần tôi thấy một bà·cụ ngồi ở một mép chợ quê đang săm·soi một cái·túi đựng trầu và buột·miêng: “Cái túi may khéo quá!”. Nếu bây·giờ, người·ta hẳn sẽ nói một cách phổ·thông hơn: "Cái túi may đẹp quá!". Nhưng trong trường·hợp như trên, dùng từ "đẹp" sao bằng từ "khéo"? Chữ "khéo" vừa thể·hiện được khái·niệm đẹp, lại vừa diễn·tả được cảm·giác của người xem, và thể·hiện bàn·tay nào·đó tạo ra nó (chứ không phải cái·đẹp có·sẵn trong tự·nhiên, như sông·núi, bờ·biển). Có rất nhiều ví·dụ tương·tự trong môi·trường ngôn·ngữ của xã·hội. Những chuyện như trên xảy ra cách nay đến vài chục năm rồi, giờ tôi vẫn còn nhớ như in, là nhờ cái·ấn·tượng của cách nói mà nó để lại. Một thực·tế cho thấy rằng, những người lăn·lộn nhiều ngoài xã·hội thường có cách dùng câu chữ sinh·động hơn nhiều những người chỉ ngồi ở văn·phòng hay sống tĩnh·tại ở một nơi nào·đó. Bởi ngôn·ngữ gắn·chặt với trải·nghiệm, với đời·sống, sẽ không bật·nảy điều gì mới nếu chỉ quẩn·quanh trong một môi·trường quen·thuộc.

Chớ·nên làm·nghèo ngôn·ngữ – ngôn·ngữ của chính mình và ngôn·ngữ của xã·hội. Nói như vậy, e có người sẽ hỏi tiếng Việt ngày·nay nghèo đi so với ngày xưa chăng? Xin nói rằng tôi không khẳng·định như vậy, ngược·lại, còn cho rằng ngôn·ngữ ngày·càng biến·hoá sinh·động hơn. Tuy·nhiên, nếu xã·hội biết “tiết·kiệm”, không phung·phí những cái vốn đã có, hẳn tiếng Việt sẽ giàu·đẹp hơn nữa, chẳng·hạn đừng nên quy·đồng những từ như "hay, giỏi, ngon, đẹp, khéo"… thành một từ chung là "tốt" rồi cuối·cùng chỉ nhớ mỗi chữ "tốt" mà thôi.

Tác·giả Cao·Chư hiện đang công·tác tại Sở Văn·hoá Thông·tin Quảng·Ngãi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét