Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Nguyễn-Ninh – Nội-dung rút-gọn của chữ Việt mới

(Xem bản đầy-đủ của đề-án "Chữ Việt mới" của tác-giả Nguyễn-Ninh tại đây, bộ-gõ Chữ việt mới tạm-thời xem ở đây)

I. CẤU TẠO CỦA MỘT TỪ ĐƠN ÂM TIẾT:


Từ (đơn âm tiết) = Phụ âm đầu + Vần + Thanh.

II. PHỤ ÂM ĐẦU:
Đa số phụ âm đầu vẫn như cũ, chỉ có 9 sửa đổi: Chỉ dùng chữ k để biểu thị âm "cờ" và "quờ" thay cho c, k, qu; dùng c thay cho ch; d thay cho đ; f thay cho ph; q thay cho kh; j thay gi; z thay d; bỏ h trong gh, ngh.

III. VẦN :
Cách xây dựng các vần của Chữ Viêt Mới rất đơn giản: Mỗi vần được cấu tạo chỉ bằng một con chữ (nguyên âm) hoặc hai con chữ ghép lại ( môt nguyên âm và một phụ âm) mà vẫn xóa bỏ được hoàn toàn các dấu phụ. Thí dụ: og (ong); ok (ôc); yl (uyên); yj (ương)…
Mặt khác, vần cũng rất dễ nhớ vì chỉ cần học một số nhỏ vần từ đó suy ra nhiều vần khác nhờ hai phép biến đổi sau:
1/Phép chuyển vần: (đuọc biểu diễn bằng dấu <->)
-Chia vần thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm những vần bắt đầu bằng các nguyên âm a(a), e(ê), i(i, y) và nhóm 2 gồm những vần bắt đầu bằng các nguyên âm w(oa), u(uê), y(uy).
-Mỗi vần ở nhóm này tương ứng với một vần ở nhóm kia tạo thành những cặp vần tương ứng có các "nguyên âm bắt đầu" là: a tương ứng với w, e tương ứng với u, i tương ứng với y.
-Bằng cách chuyển đổi "nguyên âm bắt đầu" trong từng cặp vần tương ứng, ta có thể chuyển đổi một vần ở nhóm này thành một vần tương ứng với nó ở nhóm kia.
Thí dụ: Nếu ta đã biết vần ai(ai), có thể suy ngay ra vần wi(oai) bằng cách thay nguyên âm a->w. Nếu ta đã biêt vần uo(oeo) có thể suy ra vần eo(eo) bằng cách thay u->e...


2/Phép biến âm: Phép này dành riêng cho vần loại 3 (trình bày ở dưới)Để dễ nhớ ta tạm chia vần thành 4 loại:1. Vần loại 1: Chỉ có một nguyên âm.Trừ o (o) là ngoại lệ, số còn lại chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1……. Nhóm 2
a (a)…..<->…..w (oa)
e (ê)…..<->…..u (uê)
i(i, y)…<->…..y (uy)2.Vần loại 2: Nguyên âm + bán phụ âm ( là nguyên âm thứ hai đóng vai trò phụ âm)ai (ai)…<->..wi (oai)…|..ee (e)….<->..ue (oe)…....|..ia (ia)…<->…ya (uya)
ao(ao)..<->..wo (oao)...|..eo (eo)...<->..uo (oeo)….|..iu (iu)…<->…yu (uyu)
au(au)..<->..wu (oău)...|..ey (êu)…<->.uy (uêu).....|..iy (iêu,yêu)<-> khuyết
ay(ay)..<->..wy (oay)...|..ei (ui)….<->..ui (uôi)…..|..io (ư)…..<->…yo (ưa)
aa(âu)..<->..khuyết…..|..ea (ua)…<->..ua (uơ)…..|..ii (ưi)…..<->…yi (ươi)
ae(ây)..<->..we (uây)...|…………………………..|..ie (ưu)…<->…ye (ươu)Các vần ngoại lệ: eu (u), oo (ô), ou (ơ), oi (oi), oy (ôi), oe (ơi).
Những vần hiện nay chưa được dùng trong tiếng Việt có ghi chữ "khuyết"

3. Vần loại 3: Nguyên âm+ phụ âm cuối.

-Cần nhớ 3 nhóm phụ âm cuối:
Phụ âm cuối nhóm 1 (FK1): c, t, p, m, n, g.
Phụ âm cuối nhóm 2 (FK2): k, s, f, v, l, z.
Phụ âm cuối nhóm 3 (FK3): q, d, b, h, r, j.
-Phép biến âm: Mỗi nguyên âm mới có thể biến đổi cách phát âm tương đương với 3 nguyên âm cũ, tuỳ theo nó đi với phụ âm cuối thuộc nhóm nào.
Thí dụ: nguyên âm mới a đi với FK1 đọc a, đi với FK2 đọc ă, đi với FK3 đọc â. Vậy nếu ta đã biết vần ac(ac) có thể suy ra các vần ak(ăc) hoặc aq(âc) bằng cách thay c->k hoặc c->q ...Nguyên âm mới e đi với FK1 đọc ê, đi với FK2 đọc e, đi với FK3 đọc u. Vậy biết vần et(êt) suy ra es(et) hơặc ed(ut) bằng cách thay t->s hoặc t->d ...Sau đây là bảng liệt kê các vần loại 3:.a (+ FK1) = a ; a (+FK2) = ă ; a (+FK3) = â.
w (+FK1) = oa ; w (+FK2) = oă ; w (+FK3) = uâ.ac (ac)..<->..wc (oac)….|..ak (ăc)…<->..wk (oăc)…..|..aq (âc)…<->..khuyết
at (at)…<->.wt (oat)…..|..as (ăt)….<->..ws (oăt)… ..|..ad (ât)….<->..wd (uât)
ap (ap).<->..wp (oap).....|..af (ăp)….<->..wf (oăp)…..|..ab (âp)…<->..khuyết
am (am).<->wm(oam)....|..av (ăm)..<->...wv (oăm).....|..ah (âm)...<->..khuyết
an (an)..<->.wn (oan).....|..al (ăn)….<->..wl (oăn)…...|..ar (ân)…<->..wr (uân)
ag (ang).<->wg (oang)...|..az (ăng)...<->.wz (oăng)….|..aj (âng)...<->..wj (uâng)e (+FK1) = ê ; e (+FK2) = e ; e (+FK3) = u
u (+FK1) = uê ; u(+FK2) = oe ; u (+FK3) = uôkhuyết…<->..khuyết…..|..ek (ec)…<->..khuyết…...|..eq (uc)…<->..uq (uôc)
et (êt)….<->..ut (uêt)…..|..es (et)….<->..us (oet)......|..ed (ut)….<->..ud (uôt)
ep (êp)…<->..khuyết......|..ef (ep)…<->..khuyết…...|..eb (up)….<->..khuyết
em (êm)..<->..khuyết…..|..ev (em)..<->..uv (oem).....|..eh (um)…<->..uh (uôm)
en (ên)…<->..un (uên)....|..el (en)….<->.ul (oen)......| .er (un)…..<->..ur (uôn)
khuyết…<->.khuyết…...|..ez (eng)..<->..uz (oeng)...|..ej (ung)…<->..uj (uông)i (+FK1) = i ; i (+FK2) = iê ; i(+FK3) = ư
y (+FK1) = uy ; y (+FK2) =uyê ; y (+FK3) = ươkhuyết..<->...khuyết.......|..ik (iêc)…<->..khuyết…..|..iq (ưc)…<->..yq (ươc)
it (it)…<->…yt (uyt)…..|..is (iêt)….<->..ys (uyêt)...|..id (ưt)….<->..yd (ươt)
ip (ip)..<->…yp (uyp)….|..if (iêp)..<->...khuyết…...|..khuyết…<->..yb (ươp)
im (im).<->...khuyết…...|..iv (iêm)...<->..khuyết......|..khuyết…<->..yh (ươm)
in (in)..<->…yn (uyn)…|..il (iên)….<->..yl (uyên)...|..ir (ưn)….<->..yr (ươn)
khuyết..<->..khuyết…...|..iz (iêng)..<->..khuyết…..|..ij (ưng)…<->..yj (ương)o (+FK1) = o ; o (+FK2) = ô ; o (+FK3) = ơoc (oc)….|…ok (ôc)....|…khuyết
ot (ot)......|…os (ôt).....|…od (ơt)
op (op)…|…of (ôp).....|…ob (ơp)
om (om)..|…ov (ôm)...|…oh (ơm)
on (on)....|…ol (ôn).....|…or (ơn)
og (ong)..|…oz (ông)..|…khuyết


4. Vần loại 4: Cấu tạo đặc biêt.aw (anh)..<->..ww (oanh).........|....ow (oong)…<->…khuyết
ew (ênh)..<->..uw (uênh)…......|…ox (ooc)…...<->....khuyết
iw (inh)…<->..yw (uynh)……..|
ax (ach)...<->…wx (oach).........|
ex (êch)....<->..ux (uêch)...........|
ix (ich).....<->..yx (uych)...........|

IV. THANH :
Thanh điệu được biểu thị bằng các chữ cái đặt ở cuối mỗi từ đơn (chỉ có một âm tiết) gồm: chữ huyền (f); chữ hỏi (d); chữ ngã (k); chữ sắc (s); chữ nặng (b). Thanh ngang không được biểu thị bằng chữ gì cả

V. CHÚ Ý :
Các từ kép của chữ mới phải viết liền.


Ngày 23 tháng 7 năm 2010Nguồn: http://vninformatics.com/vcs/forum/topic/78877/BO-GO-CHU-VIET-MOI-TAM-THOI.html?zone=6 



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét