Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Nguyễn-Ninh – Chữ Việt mới dùng cho công-nghệ thông-tin

Tên tác-phẩm: Chữ Việt mới


Nội-dung: Đề-xuất phương-án cải-tiến chữ Việt hiện-nay thành chữ Việt không dấu


Tác-giả: Nguyễn-Ninh


Địa-chỉ: Hà-Nội, quận Đống-Đa, phố Chợ Khâm-Thiên, phường Trung-Phụng, ngõ 143, ngách 62,  số nhà 17.


Điện-thoại: 844 - 518 6134


(Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 266/2006/QTG do Cục Bản quyền Tác giả - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 17 tháng 02 năm 2006)



Đề án: CHỮ VIỆT MỚI


Phần thứ nhất: Những nội dung cơ bản của đề án


Phần thứ hai: Những lợi ích chính của chữ Việt mới


Phần thứ ba: Gợi ý về cách sử dụng chữ Việt mới


(Xem nội-dung rút-gọn của đề-án "Chữ Việt mới" ở đây)



Phần thứ nhất: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN




  1. CHỮ CÁI:

    Chữ Việt mới (gọi tắt là chữ mới) gồm 26 chữ cái (cách phát âm của mỗi chữ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn).


    a (a); b (bờ); c (chờ); d (đờ); e (ê); f (phờ); g (gờ); h (hờ); i (i); j (gi); k (ca); l (lờ); m (mờ); n (nờ); o (o); p (pờ); q (khờ); r (rờ); s (sờ nặng); t (tờ); u (uê); v (vờ); w (oa); x (xờ nhẹ); y (uy); z (dét).


    Chia thành hai loại:





    1. Nguyên âm: (Viết tắt: N)


    Có 7 nguyên âm đơn:




Bảng 1

























Nguyên âm mới

a



w



e



u



i



y



o


Nguyên âm cũ tương đương

a



oa



ê





i, y



uy



o






  1. Phụ âm: (Viết tắt: F)


Có 23 phụ âm (gồm 19 phụ âm đơn và 4 phụ âm ghép):


Bảng 2



























Phụ âm mới

b



c



d



f



g



h



j



k


Phụ âm cũ tương đương

b



ch



đ



ph



g, gh



h



gi



c, k






























Phụ âm mới

l



m



n



p



q



r



s



t


Phụ âm cũ tương đương

l



m



n



p



kh



r



s



t





























Phụ âm mới



v



x



z



tr



th



ng



nh



Phụ âm cũ tương đương



v



x



d



tr



th



ng, ngh



nh






  1. CẤU TẠO TỪ:

    (Trong đề án này "từ" chỉ từ đơn có 1 âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên là "từ kép").


    Một từ tiếng Việt được cấu thành bởi một, hai hoặc ba thành phần là âm, vần và thanh.


    Chẳng hạn:


    Từ "cha" được cấu thành bởi âm "chờ" và vần "a".


    Từ "mẹ" được cấu thành bởi âm "mờ", vần "e"
    và thanh "nặng".


    Từ "u" được cấu thành bởi vần "u".


    Ta xét xem, trong chữ mới, âm, vần và thanh của tiếng Việt được biểu thị như thế nào?





    1. Âm: Âm của một từ được biểu thị trong chữ mới bằng một trong 23 phụ âm (như đã nêu ở mục 2 phần I) đặt ở đầu mỗi từ (gọi là phụ âm đầu, viết tắt: FD).


    Chẳng hạn:


    Từ "cha" trong chữ cũ được viết trong chữ mới là "ca" với phụ âm đầu "c" biểu thị cho âm "chờ" của từ đó.


    Từ "mẹ" trong chữ cũ được viết trong chữ mới là "meeb" với phụ âm đầu là "m" biểu thị cho âm "mờ" của từ đó.





    1. Vần: Vần của một từ được biểu thị trong chữ mới bằng các nguyên âm đơn hoặc bằng sự kết hợp của các nguyên âm đơn với nhau, hay với phụ âm.




Chia thành 4 loại:





  • Vần loại 1: Được biểu thị bằng một trong 7 nguyên âm đơn (như đã nêu ở mục 1 phần I).


  • Vần loại 2: Được biểu thị bằng sự kết hợp của hai nguyên âm đơn với nhau. Cần chú y trong quá trình kết hợp, các nguyên âm đơn trong chữ mới có thể biểu thị cho một số nguyên âm trong chữ cũ.


Chẳng hạn:


Nguyên âm mới "a" có thể biểu thị cho các nguyên âm cũ "a, ă, â, …"


Nguyên âm mới "w" có thể biểu thị cho các nguyên âm cũ "oa, oă, uâ, …"


Nguyên âm mới "e" có thể biểu thị cho các nguyên âm cũ "ê, e, u, …"


Tương tự ta có các nguyên âm "i, u, y, o" cũng có thể biểu thị cho một số nguyên âm cũ trong từng trường hợp cụ thể).


Sau đây là bảng liệt kê các vần loại 2:



Bảng 3





































Vần mới



Vần cũ tương đương



Vần mới



Vần cũ tương đương



ai


ao


au


ay


aa


ae



ai


ao


au


ay


âu


ây



wi


wo


wu


wy


wa


we



oai


oao


oău


oay


uâu


uây



ee


eo


ey


ei


ea


eu



e


eo


êu


ui


ua


u



ue


uo


uy


ui


ua



oe


oeo


uêu


uôi




ia


iu


iy


io


ii


ie



ia


iu


iêu, yêu


ư


ưi


ưu



ya


yu


yy


yo


yi


ye



uya


uyu


uyêu


ưa


ươi


ươu



oo


ou



ô


ơ



oi


oy


oe



oi


ôi


ơi






  • Vần loại 3: Được biểu thị bằng sự kết hợp của một nguyên âm đơn với một phụ âm đặt tiếp theo (gọi là phụ âm cuối, viết tắt: FK)

    Chẳng hạn:


    Từ "con" trong chữ cũ được viết trong chữ mới là "kon" với phụ âm cuối "n" kết hợp với nguyên âm "o" thành vần "on".


    Từ "em" trong chữ cũ được viết trong chữ mới là "ev" với phụ âm cuối "v" kết hợp với nguyên âm "e" thành vần "em".




Các phụ âm cuối (FK) được chia thành 3 nhóm:


Bảng 4




















Phụ âm cuối nhóm 1


(Viết tắt: FK1)



Phụ âm cuối nhóm 2


(Viết tắt:FK2)



Phụ âm cuối nhóm 3


(Viết tắt: FK3)



Phụ âm cũ tương đương



c


t


p


m


n


g



k


s


f


v


l


z



q


d


b


h


r


j



c


t


p


m


n


ng




Trong chữ mới, một nguyên âm đơn có thể biểu thị cho một số nguyên âm cũ tuỳ theo nó đi với phụ âm cuối thuộc nhóm nào.


Chẳng hạn:


Nguyên âm mới "a" đi với FK1 biểu thị cho nguyên âm cũ "a"; đi với FK2 biểu thị cho "ă", đi với FK3 biểu thị cho "â":



Bảng 5a









ac: ac
at: at


ap: ap


am: am


an: an


ag: angak: ăc
as: ăt


af: ăp


av: ăm


al: ăn


az: ăngaq: âc
ad: ât


ab: âp


ah: âm


ar: ân


aj: âng

Nguyên âm "e" đi với FK1 biểu thị "ê"; đi với FK2 biểu thị "e", đi với FK3 biểu thị "u":


Bảng 5b










ec: êc
et: êt


ep: êp


em: êm


en: ên


eg: êngek:ec
es: et


ef: ep


ev:em


el:en


ez: engeq: uc
ed: ut


eb: up


eh: um


er: un


ej: ung

Nguyên âm "w" đi với FK1 biểu thị "oa", đi với FK2 biểu thị "oă", đi với FK3 biểu thị "uâ".



Bảng 5c









wc: oac
wt: oat


wp: oap


wm: oam


wn: oan


wg: oangwk: oăc
ws: oăt


wf: oăp


wv: oăm


wl: oăn


wz: oăngwq: uâc
wd: uât


wb:uâp


wh: uâm


wr: uân


wj: uâng

(Tương tự với các nguyên âm "u, i, y, o")


Có thể lập thành 1 bảng tổng hợp, trên đó nguyên âm mới được ghi ở cột 1 biểu thị cho các nguyên âm cũ ghi ở cột 2, 3, 4 tuỳ theo nguyên âm mới đó đi với FK1, FK2 hay FK3:



Bảng 6



















Nguyên âm mới



+ FK1



+ FK2



+FK3



a


w


e


u


i


y


o



a


oa


ê




i


uy


o



ă




e


oe


iê, yê


uyê


ô



â




u




ư


ươ


ơ






  • Vần loại 4: Biểu thị bằng sự kết hợp của hai, ba nguyên âm đơn; hoặc sự kết hợp của một, hai nguyên âm đơn với phụ âm cuối "x"


Bảng 7








aw: anh
ew: ênh


iw: inh


ww: oanh


uw: uênh


yw: uynhax: ach
ex: êch


ix: ich


wx: oach


ux: uêch


yx: uychow: oong
ox: ooc


oow: ôông


oox: ôôc

Chú ý: Những từ bắt đầu bằng âm "qu" trong chữ cũ được biểu thị trong chữ mới bằng âm "k", nhưng vần được biến đổi như sau: qua: kw; quê: ku; quen: kul, …vv…





  1. Thanh: Thanh của một từ được biểu thị trong chữ mới bằng một số phụ âm như sau:

    Bảng 8

















Thanh



Dấu trong chữ cũ



Phụ âm trong chữ mới



ngang


huyền


sắc


nặng


hỏi


ngã



Không dấu


\


/


.


?


~



Không chữ


f


s


b


d


k




Nhưng phụ âm biểu thị thanh bao giờ cũng đặt ở cuối từ.





  1. TRƯỜNG HỢP TINH GIẢN:

    Để chữ mới được ngắn gọn hơn, các từ kép có thể viết liền, trừ trường hợp có sự hiểu lầm thì vẫn phải viết rời từng từ hoặc dùng gạch nối.




Chẳng hạn: Việt Nam:    Visbnam


Độc lập:    Dokblabb


Tự do    :    Tiobzo


Những từ "trường y: tryjfi" có thể đọc nhẩm thành "Trương phi" (tên một nhân vật trong Tam Quốc Chí) nên phải viết rời là "tryjf i" hay dùng gạch nối "tryjf-i".



Phần thứ 2: NHỮNG LỢI ÍCH CHÍNH CỦA CHỮ VIẾT MỚI




  1. Giảm được số chữ cái:

    Về phụ âm, từ chỗ có 11 phụ âm ghép trong chữ cũ là "ch, gh, nh, ng. ngh, gi, kh, ph, qu, th, tr", nay trong chữ mớichỉ còn 4 phụ âm ghép "nh, ng, th, tr".


    Về nguyên âm, từ 11 nguyên âm "a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư" giảm xuống còn 7 nguyên âm là "a, w, e, u, i, y, o".




  2. Giúp chữ viết ngắn gọn hơn và loại bỏ được dấu:

    Về âm, vì số phụ âm ghép giảm đi nên chữ sẽ ngắn đi. Về vần, trừ 2 vần "oow, oox" tất cả các vần của chữ mới chỉ gồm 1 hoặc 2 chữ cái, trong khi nhiều vần của chữ cũ cấu tạo bằng 3 hoặc 4 chữ cái, lại còn thêm cả dấu phụ:




Thí dụ:














Vần cũ



Vần mới



oai


uây


uôi


ươi


iêt


uyêt


oang



wi


we


ui


yi


is


ys


wg




(Tất cả có 89 vần cũ có 3 hoặc 4 chữ cái chuyển sang vần mới chỉ có 2 chữ cái)


Mặt khác chữ mới xoá bỏ được dấu (kể cả dấu phụ của các nguyên âm "ă, â, ê, ô, ơ, ư" và các dấu thanh "huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng"). Việc xoá bỏ dấu giúp cho chữ mới quang đãng hơn và đọc đỡ nhầm, đỡ bỏ sót dấu, nhất là đối với những người mắt kém. Ta đã biết rất nhiều trường hợp đọc nhầm tên người là "Thuỷ" thành "Thuý"; hoặc nhầm từ "Huyền hoặc" thành "Huyễn hoặc". Ở những dòng chữ có đường gạch dưới, tất cả các dấu nặng thường khó nhìn nên đọc nhầm "dạ dày" thành "da dày" hoặc "hại thận" thành "hai thân".





  1. Giúp việc viết liền từ kép dễ dàng hơn:

    Việc viết liền từ kép mang lại lợi ích nhiều mặt. Chữ mới vì không có dấu nên viết liền rất thuận lợi, trong khi chữ có dấu gặp trở ngại trong việc bỏ dấu và khi hiển thị nhìn chữ có nhiều dấu rất rối mắt. Thí dụ: từ kép "chiếnlợiphẩm" viết liền có 6 cái dấu, kể cả dấu thanh và dấu phụ của các nguyên âm "ê, ơ, â".


    Vậy mà việc viết liền từ kép lại có rất nhiều ứng dụng thiết thực. Xin nêu một vài lợi ích.






  • Thống nhất việc nói, đọc với viết: Khi ta nói và đọc, sự ngắt hơi giữa các âm tiết trong một từ kép ngắn hơn sự ngắt hơi giữa các từ đơn; nhưng khi viết lại tách rời từng từ một dễ khiến người đọc có thói quen đọc rời rạc.

    Thí dụ: khi một người đọc: "Người nông dân --- thu hoạch --- vụ lúa mùa", nhưng khi viết lại viết: "Người nông dân thu hoạch vụ lúa mùa". Ở đây không thống nhất giữa nói, đọc với viết.




  • Việc viết liền từ kép tạo thuận lợi để viết các phần mềm phiên dịch (từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài và ngược lại). Nếu không viết liền các từ kép thì trong nhiều trường hợp kết quả có được từ các phần mềm phiên dịch sẽ không chính xác, thậm chí rất ngô nghê.

    Thí dụ: Trong câu "Quầy hàng không bán hàng thật" có nghĩa rất khác nếu ta viết liền các từ "quầy hàng" hoặc "hàng không" và các từ "bán hàng" hoặc "hàng thật". Máy phiên dịch sẽ khó thực hiện đúng như ý ta muốn.




  • Việc viết liền từ kép còn giúp để viết các phần mềm sửa lỗi chính tả. Tiếng Việt có đặc điểm rất hay là tuyệt đại đa số các từ đơn đều có thể tạo thành từ kép bằng cách ghép thêm một hay nhiều từ khác vào.


Thí dụ:
















Từ đơn



Từ kép



Nhà


Đi


Sáng



Nhà cửa, nhà khoa học


Đi bộ, đi bước nữa


Sáng kiến, sáng lập viên




Có thể viết một phần mềm tự động sửa lỗi chính tả khi ta viết các từ kép. Chẳng hạn khi ta viết nhầm các từ "xayxưa, chòtruyện, nàmnụng…" thì máy sẽ tự sửa thành "saysưa, tròchuyện, làmlụng,…"


Hoặc ta muốn biết một từ đã viết ra có đúng chính tả không, chỉ cần thêm vào một từ nữa để tạo một từ kép. Sau khi máy sửa xong ta xoá từ vừa thêm vào đi.


Phần thứ 3


GỢi Ý VỀ CÁCH SỬ DỤNG CHỮ VIỆT MỚi

Những gợi ý này chỉ dành cho những người đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Mỗi người có cách tiếp thu và nhớ riêng, không nhất thiết phải làm theo những cách này. Trước khi nghiên cứu phần này, chúng ta cần đọc kỹ phần thứ nhất "Những nội dung cơ bản của đề án"





  1. CHỮ CÁI:

    Trước hết phải nắm chắc 26 chữ cái và phân loại chúng thành nguyên âm và phụ âm.





    1. Nguyên âm (N):Trừ nguyên âm "o" là ngoại lệ, 6 nguyên âm còn lại chia thành


    2 nhóm, từng đôi một tương ứng với nhau:
















Nguyên âm nhóm 1


(Viết tắt: N1)



Nguyên âm nhóm 2


(Viết tắt: N2)


a (a)
e (ê)


i (i, y)

w (oa)


u (uê)


y (uy)


 

(Từng đôi nguyên âm tương ứng với nhau là: aw; eu; iy)


Sự khác biệt giữa hai nhóm nguyên âm là: Các nguyên âm nhóm 1 (a, e, i) chỉ tương đương với các nguyên âm đơn trong chữ cũ, trong khi các nguyên âm nhóm 2 (w, u, y) lại tương đương với các nguyên âm ghép trong chữ cũ.


Đặc điểm này giúp xây dựng các vần một cách có hệ thống và dễ nhớ hơn. Ta chỉ cần thuộc một nửa số vần gồm những vần cấu tạo bởi các nguyên âm nhóm 1 (hoặc nhóm 2), và suy ra nửa kia gồm những vần cấu tạo bởi các nguyên âm nhóm 2 (hoặc nhóm 1), bằng cách thay thế các N1 bằng các N2 tương ứng (hoặc ngược lại).





  1. Phụ âm (F):

    Đa số các phụ âm trong chữ mới vẫn giống như trong chữ cũ. Chỉ có 9 thay đổi sau:



    Bảng 9














































Phụ âm mới

Phụ âm cũ


tương đương



Thí dụ và chú thích


c

ch


ca: cha ; co: cho
d

đ


da: đa ; de: đê
f

ph


fi: phi ; fai: phai
g

g, gh


ga; ga ; ge: ghê ; gi: ghi
(Bỏ h trong mọi trường hợp)
ng

ng, ngh


nga: nga ; ngee: nghe ; ngi: nghi
(Bỏ h trong mọi trường hợp)
j

gi


ja: gia ; jao: giao
k

c, k, q


ka: ca ; ke: kê ; kw = qua
Trong thí dụ 3, qua = qu + a trong chữ


cũ chuyển thành kw = k + w trong chữ


mới, có sự chuyển vần từ a -> wq

kh


qi: khi ; qy: khuyz

d


zo: do ; zao: dao

 


  1. CẤU TẠO TỪ:


Một từ (đơn) của tiếng Việt được cấu thành bởi ba âm vị (đơn vị âm) là: âm, vần và thanh:


Từ = âm + vần + thanh


Đối với chữ mới, không đánh vần từng chữ một, mà dung phương pháp ghép âm (ghép các âm vị thành âm tiết).


Thí dụ: Từ Visbnam (Việt Nam)


được ghép: Visbnam = v + is + b – n + am


đọc là:    Vờ iêt viêt nặng việt - nờ am nam.


Hai phụ âm "v" và "n" là những phụ âm đầu biểu thị cho hai âm "vờ" và "nờ".


Hai cặp chữ "is" và "am" biểu thị cho các vần "iêt", "am".


Chữ b đóng vai trò chữ thanh biểu thi cho thanh nặng.


Ta hãy cùng nghiên cứu sâu hơn về âm, vần và thanh:





  1. Âm:

    Âm của một từ được biểu thị bằng các phụ âm đầu:


    Thí dụ:
    Kon: con (phụ âm đầu "k" biểu thị âm "cờ")


    Caus: cháu (phụ âm đầu "c" biểu thị âm "chờ")


    Ai: ai (không có phụ âm đầu, ta bảo từ này có âm câm, hay âm zero)




  2. Thanh:

    Thanh của một từ được biểu thị trong chữ cũ bằng các dấu thanh, nhưng trong chữ mới lại được biểu thị bằng một số phụ âm (gọi là các chữ thanh). Có 5 chữ thanh: chữ huyền (f), chữ hỏi (d), chữ ngã (k), chữ sắc (s), chữ nặng (b). Riêng thanh ngang không được biểu thị bằng chữ gì cả.


    Chữ thanh bao giờ cũng đặt ở cuối từ. Vì vậy khi ta thấy một trong 5 chữ thanh nằm ở cuối một từ nào đó, hãy tạm gác nó lại để ghép âm với vần trước, rồi mới xét đến nó sau.






  1. Vần:

    Trong chữ mới, ngoài 7 vần loại 1 (chỉ gồm một chữ cái) và 2 vần đặc biệt "oow, oox"; những vần còn lại đều được cấu tạo bởi 2 chữ cái kết hợp chặt chẽ với nhau không thể tách rới (gọi là cặp chữ hợp nhất).


    Sau đây chỉ xin gợi ý cách sử dụng các vần loại 2 và loại 3 là những vần tương đối khó:


    Vần loại 2: Xem bảng 3, phần thứ nhất của đề án. Ta chỉ cần nhớ các vần ở cột 1 và 2 rồi suy ra các vần ở cột 3 và 4 bằng cách thay các nguyên âm "a, e, i" bằng các nguyên âm tương ứng "w, u, y" (hoặc ngược lại).


    Cần nhớ một số vần ngoại lệ: eu (u); oo (ô); ou (ơ); oi (oi); oy (ôi); oe (ơi).


    Vần loại 3: Cần đọc kỹ và thuộc hai bảng 4 và 6. Nắm chắc qui tắc sau: Mỗi nguyên âm mới có thể biểu thị cho 3 nguyên âm cũ tuỳ theo nó đi với phụ âm cuối thuộc nhóm nào (Quy tắc này được cụ thể hóa trong bảng 6). Ta cũng có thể dựa theo mẫu của các bảng 5a, 5b, 5c tự mình lập thêm các bảng 5d, 5e, 5g, 5h cho các nguyên âm "u, i, y, o" để thực hành cho quen.


    Cách tiếp thu rất tốt là thực hành bằng cách tập đọc và tập viết. Lúc đầu chúng ta thấy khó và chưa quen, nhưng thực hành nhiều lần sẽ quen mặt chữ. Cũng như người mới học chữ Quốc ngữ cứ phải đánh vần từng chữ một, nhưng khi đã quen rồi thì cứ đọc lầu lầu không cần phải đánh vần nữa. Xin gợi ý một cách thực hành đọc và viết như sau:






  • Muốn đọc một vần loại 3, cần theo 2 bước:



    • Xem bảng 4 để biết phụ âm cuối của vần đó thuộc nhóm nào và tương đương với phụ âm cũ nào?


    • Xem bảng 6 để biết nguyên âm của vần đó được đọc thế nào, từ đó suy ra cách đọc vần đó.




Thí dụ: Đọc vần "ak" ta phải:





  • Xem bảng 4, ta biết phụ âm cuối "k" thuộc nhóm 2 và tương đương với phụ âm cũ "c".


  • Xem bảng 6, ta biết nguyên âm "a" đọc là "ă", suy ra vần đó đọc là "ăc".




  • Muốn viết một vần loại 3, cần theo 2 bước:



    • Xem bảng 6 để biết nguyên âm của vần đó phải viết bằng nguyên âm mới nào và phải kết hợp với phụ âm cuối nào?


    • Xem bảng 4 để biết phụ âm cuối đó là chữ gì? Từ đó suy ra cách viết vần đó.




Thí dụ:
Viết
vần "uyên" ta phải:





  • Xem bảng 6, ta biết nguyên âm ghép "uyê" được viết bằng nguyên âm mới "y" và phải kết hợp với FK2.


  • Xem bảng 4, ta biết FK2 đó là phụ âm mới "l", suy ra vần đó viết là: "yl"




  1. MỘT VÀI BÀI VIẾT:

    Để chúng ta có thể hình dung một cách cụ thể, xin viết một mẩu tin khoa học lấy từ Báo Thế Giới và một bài thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử bằng hai thứ chữ cũ và mới.




Bài 1:


Chữ cũ: Sẽ "chat" với người ngoài hành tinh.


Đó là tuyên bố gần đây của các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu văn minh ngoài Trái Đất của Anh. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Seth Shostak, cho biết chỉ khoảng 15 năm nữa, từ năm 2020 – 2025, "Chúng ta sẽ không đơn độc". Ông cho biết hiện tại nhóm của mình đang xây dựng 350 ống nghe tầm xa để nghe các âm thanh ngoài hành tinh, Ông cũng khẳng định người ngoài hành tinh đã nghe được người Trái Đất.


Chữ mới:    Seek "cats" voes ngyif ngwif hawftiw.


Dos laf tylboos garfdae kead kacs nhafqwhocb thuqb vilbngilkies valmiw ngwif Traisdads kead Aw. Tryjdnhoms ngilkies, TS Seth Shostak, co biss cid qwgd 15 nav nyok, tiof nav 2020 – 2025, "Cejsta seek qoz dordokb". Oz co biss hilbtaib nhoms kead miwf dag xaezijb 350 ozsngee tahfxa ded ngee kacs ahthaw ngwif hawftiw. Oz kejk qazddiwb ngyif ngwif hawftiw dak ngee dyqb ngyif Traisdads.



Bài 2:


Chữ cũ:


Đây Thôn Vĩ Dạ


- Hàn Mặc Tử -


Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên


Vườn ai mướt quá xanh như ngọc


Lá trúc che ngang mặt chữ điền


Gió theo lối gió, mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay


Thuyền ai đậu bến sông trăng đó


Có chở trăng về kịp tối nay ?


Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng qua nhìn không ra


Ở đây sương khói mờ nhân ảnh


Ai biết tình ai có đậm đà ?


Chữ mới: Dae Thol Vikzab


- Hanf Makb Tiod -


Sao aw qoz vef coe thol Vik ?


Nhinf nazs hagf kau nazs moes len


Vyrf ai myds kws xaw nhio ngocb


Las treqs cee ngag masb ciok dilf


Jos theo loys jos, mae dyjf mae


Zogfnyqs burfthiu hwbafs lay


Thylf ai daab bens soztraz dos


Kos coud traz vef kipb toysnay ?


Mou qaxs dyjfxa, qaxs dyjfxa


Aos ev trazs kws nhinf qozra


Ouddae syjqois mouf nhar-awd


Ai biss tiwf ai kos dahbdaf ?


Hà nội, ngày 12 tháng 02 năm 2006

Nguyễn Ninh


Nguồn: http://forum.cuasotinhoc.vn/topic/35627-chu-viet-moi-dung-cho-cong-nghe-thong-tin/

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn Nguyễn Tiến Hải đã đăng tải đề án "Chữ Việt mới" trên trang web của bạn.
    Nhân tiện tôi xin cải chính một lỗi do đánh máy: Trong phần thứ hai của đề án có một thí dụ viết "Quầy hàng không thật bán hàng thật" xin được sửa thành "Quầy hàng không bán hàng thật".
    Thành thật xin lỗi quý bạn đọc!
    Nguyễn Ninh

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã bỏ một chữ "thật" thừa ở phần 2. Cảm ơn công trình rất có ích của bạn Nguyễn Ninh.

    Trả lờiXóa
  3. em ko ủng hộ việc cải cách chữ viết như thế này :D nhìn đoạn văn viết bằng chữ mới giống như tiếng nước ngoài, chẳng có tí nét gì thuần Việt cả :D

    Trả lờiXóa

  4. Chào các bạn thân mến,

    Muốn hiểu rõ và áp dụng tốt đề án "Chữ việt mới" trên đây, các bạn nên đọc "Tài liệu chữ Việt mới" theo đường link dưới đây:

    Chúc các bạn thành công!

    http://www.mediafire.com/file/zzyguhnnjxv/Tai_lieu_Chu_Viet_moi.rar/file

    Trả lờiXóa